Kết quả tìm kiếm cho "niềm vui nông thôn mới"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1305
Để đạt lợi nhuận kinh tế cao từ con cá thát lát cườm (cá nàng hai) thương phẩm, ngư dân phải thức trắng đêm làm “mẹ bất đắc dĩ” chăm sóc đàn cá giống rất nhỏ chỉ bằng sợi chân nhang. Quá trình ương nuôi rất cực công, đòi hỏi ngư dân phải dày dạn kinh nghiệm và kỹ thuật thì mới có lãi.
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, vai trò của phụ nữ trong các hoạt động kinh tế ngày càng được khẳng định. Nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy tiềm năng, khởi nghiệp và phát triển kinh tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thoại Sơn đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Đặc thù huyện Phú Tân là địa bàn cù lao có nhiều kênh rạch tự nhiên, nhiều cây cầu ván nhỏ hẹp đến nay đã xuống cấp, trở ngại cho việc đi lại của người dân. Trong bối cảnh ngân sách đầu tư hàng năm còn hạn chế, địa phương đã vận động nhiều nguồn lực đóng góp. Nhờ đó, số lượng cầu nông thôn tăng lên theo thời gian, tạo niềm phấn khởi cho người dân và khởi sắc cơ sở hạ tầng.
“Dũng cảm thoát nghèo” không chỉ là một chương trình từ thiện đơn thuần, mà còn là một hành trình lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Huyện Thoại Sơn đã 2 lần được chọn là điểm đến của Chương trình “Dũng cảm thoát nghèo”, điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của chương trình đối với vùng đất ông Thoại giàu truyền thống anh hùng.
Với sự năng động và sáng tạo, tuổi trẻ được kỳ vọng là lực lượng tiên phong, tích cực tham gia vào tiến trình xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Thời gian qua, dưới sự quan tâm, tin tưởng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân, tuổi trẻ TP. Long Xuyên được giao thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng. Tuổi trẻ thành phố còn chủ động tổ chức các hoạt động, xây dựng các công trình thanh niên, góp phần vào quá trình phát triển của quê hương Bác Tôn.
“An cư, lạc nghiệp” là niềm mong mỏi chính đáng và giản đơn của tất cả mọi người, nhưng với người nghèo là điều không đơn giản. Từ sự quan tâm của toàn xã hội, cùng nhiều nguồn lực đầu tư thiết thực, nhiều hộ nghèo đã hiện thực hóa được mong ước an cư, tạo tiền đề lập nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Ngày 24/3, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có buổi làm việc với UBND huyện Tri Tôn về việc triển khai kế hoạch phối hợp tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào dân tộc thiểu số Khmer tỉnh An Giang lần thứ XIV năm 2025.
Chiều 22/3, tại thành phố Quy Nhơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định để đánh giá tình hình kinh tế-xã hội thời gian qua và nhiệm vụ, giải pháp năm 2025.
Phong trào "Ba đảm nhiệm," sau này đổi thành "Ba đảm đang” của phụ nữ Việt Nam ra đời cách đây tròn 60 năm, ngày 23/3/1965 đã trở thành một mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam.
Với người dân Ninh Giang, Hải Dương, đặc biệt là bà con làng Trịnh Xuyên, xã Nghĩa An, hội thi pháo đất trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu tại mỗi kỳ lễ hội Xuân ở địa phương.
Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện phát triển kinh tế xã hội, ngành Điện lực luôn quan tâm đến công tác an sinh xã hội, các hoạt động phục vụ cộng đồng. Theo đó, Điện lực Châu Đốc (Công ty Điện lực An Giang) vừa bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” phục vụ bà con nông dân vùng quê thuộc tuyến lộ nông thôn phường Châu Phú B (TP. Châu Đốc)
Thái Bình có hơn 140 làng nghề được UBND tỉnh công nhận. Việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống luôn được tỉnh quan tâm, chú trọng, trong đó không thể thiếu vai trò của các nghệ nhân - “báu vật sống” nắm giữ tinh hoa của làng nghề. Nhờ tinh thần sáng tạo và tâm huyết của họ, nhiều làng nghề đã “hồi sinh” mạnh mẽ trước nguy cơ bị mai một.